Top 20 Thuyết trình về vấn đề ô nhiễm môi trường hiện nay [mới nhất 2023]

Bạn đang tìm Top 20 Thuyết trình về vấn đề ô nhiễm môi trường hiện nay hãy để ttgdnn-gdtxquan11.edu.vn gợi ý cho bạn qua bài viết Top 20 Thuyết trình về vấn đề ô nhiễm môi trường hiện nay [mới nhất 2023] nhé.

New Page

Sự giải trí

Bài thuyết trình bảo vệ môi trường ngắn gọn và ấn tượng nhất 2023

mục lục[hiện]

  • 1 Bài thuyết trình về bảo vệ môi trường 2023 ngắn gọn, ấn tượng nhất
  • 2 1. Bài thuyết trình về bảo vệ môi trường ngắn gọn, hay nhất số 1
  • 3 2. Bài thuyết minh về vấn đề ô nhiễm môi trường nước số 2
  • 4 3. Bài thuyết minh về vấn đề ô nhiễm môi trường số 3
  • 5 5. Thuyết minh bảo vệ môi trường số 4
  • 6 5. Bài thuyết minh chung tay vì môi trường Xanh – Sạch – Đẹp số 5
  • 7 6. Thuyết trình về môi trường ấn tượng nhất số 6

Bài thuyết trình bảo vệ môi trường ngắn gọn và ấn tượng nhất 2023

Trình bày mẫu về vấn đề ô nhiễm có ý nghĩa

Những bài viết liên quan

  • nam-2023-la-nam-con-gi-va-menh-gi

    Năm 2023 là năm gì, mệnh gì?

    02.03.2023

  • bai-phat-bieu-tri-an-thay-co-ngay-20-11

    Top 10 Bài Phát Biểu Tri Ân Thầy Cô Ngày 20/11/2022 Hay Nhất

    02.03.2023

  • sinh-con-nam-nhuan-2023-co-tot-khong-700

    Sinh con năm nhuận 2023 có tốt không?

    02.03.2023

  • cac-ngay-le-buoc-trong-nam

    Nghỉ phép bắt buộc vào năm 2023

    02.03.2023

Die von der Tran Nguyen Han High School gesammelte und veröffentlichte Präsentation zum Umweltschutz ist eine nützliche Referenz für Schüler und Lehrer. Die Präsentation sprach über den aktuellen Zustand der verschmutzten Umwelt und die Notwendigkeit, Maßnahmen zum Schutz der Umwelt zu ergreifen. Bitte laden Sie die Referenz herunter, um sich gut auf Ihre bevorstehende Vorlesung vorzubereiten.

Để lan tỏa ý thức bảo vệ môi trường sống đến đông đảo mọi người, không thể thiếu được Bài thuyết trình về bảo vệ môi trường ấn tượng, ý nghĩa. Sau đây là 6 Bài thuyết trình về bảo vệ môi trường rất hay mà chúng tôi sưu tầm được, bao gồm các chủ đề: thuyết trình về môi trường, thuyết trình về bảo vệ môi trường, thuyết trình về ô nhiễm môi trường, ô nhiễm môi trường nước, chung tay vì môi trường xanh – sạch – đẹp… mời các bạn tham khảo.

Thuyết trình về chủ đề bảo vệ môi trường

Bạn đang xem: Bài thuyết trình về bảo vệ môi trường 2023 ngắn gọn, ấn tượng nhất

1. Bài thuyết trình về bảo vệ môi trường ngắn gọn, hay nhất số 1

Vấn đề khai thác tài nguyên và bảo vệ môi trường biển ở nhiều khu vực, quốc gia đang đứng trước nhiều thách thức, nhiều nguồn tài nguyên bị khai thác cạn kiệt, môi trường biển nhiều nơi bị ô nhiễm đến mức báo động đã gây ra nhiều thiệt hại nghiêm trọng, cản trở sự phát triển kinh tế-xã hội của nhiều quốc gia. Mục đích của bài viết này nhằm tìm hiểu thực trạng các vấn đề tài nguyên, môi trường biển đang đối mặt hiện nay và tổng kết một số hướng giải pháp cụ thể đang được áp dụng tại nhiều nước nhằm hướng đến quản lý bền vững tài nguyên và bảo vệ môi trường biển.

Tổng quan vấn đề tài nguyên, môi trường biển thế giới và khu vực

Hiện nay, trước sức ép của tốc độ gia tăng dân số ngày càng nhanh, nhu cầu phát triển kinh tế ngày càng cao trong bối cảnh các nguồn tài nguyên đất liền ngày càng cạn kiệt càng đẩy mạnh khuynh hướng tiến ra biển, khai thác biển, làm giàu từ biển, nhưng thường đi kèm với đó lại là các phương thức khai thác thiếu tính bền vững; các họat động khai thác chủ yếu chỉ tập trung vào các mục tiêu phát triển kinh tế để đạt được các mong muốn tối đa, trong khi xem nhẹ công tác bảo vệ môi trường, hoặc không có hoặc thiếu những qui hoạch, kế hoạch chi tiết, cụ thể, cùng với cơ chế quản lý lỏng lẻo của nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt trong bối cảnh tác động của biến đổi khí hậu với các biểu hiện chính là sự gia tăng mực nước biển và nhiệt độ của trái đất, Vấn đề khai thác tài nguyên và bảo vệ môi trường biển ở nhiều khu vực, quốc gia ngày càng đứng trước nhiều thách thức, nhiều nguồn tài nguyên bị khai thác cạn kiệt, môi trường biển nhiều nơi bị ô nhiễm đến mức báo động.

Kết quả nghiên cứu của Liên Hiệp Quốc, FAO và các tổ chức quốc tế khác đều chỉ ra rằng, hiện khoảng hơn 80% lượng cá toàn cầu đã bị khai thác, trong đó có đến 25% lượng cá toàn cầu bị khai thác quá mức (overexploited) hoặc bị khai cạn kiệt (depleted), trong khi nhiều loài sinh vật biển khác đang đứng trước nguy cơ tuyệt diệt khi sản lượng đánh bắt giảm đến 90% trong những năm gần đây.

Bên cạnh thực trạng nhiều nguồn tài nguyên khoáng sản biển, tài nguyên dầu khí và những nguồn tài nguyên biển không tái tạo khác đang bị khai thác quá mức, thiếu tính bền vững, nạn phá hủy rạn san hô, thảm cỏ biển, rừng ngập mặn cũng ngày một tăng ở nhiều nơi trên thế giới. Theo ước tính, cỏ biển đã mất 30 – 60% và rừng ngập mặn – chiếm 1/3 diện tích rừng thế giới – mất đến 70% và khoảng 11% các rạn san hô trên toàn cầu đã bị phá hủy hoàn toàn trước năm 1998. Trong vòng 20 năm qua, các nước Đông Nam Á đã mất đi 12% số rạn san hô, 48% số rạn san hô khác đang trong tình trạng suy thoái nghiêm trọng. Các rạn san hô thường là môi trường sống của khoàng 1/4 các loài cá, đồng thời còn là nơi cư trú của các loài sinh vật biển khác. Sự mất dần của các rạn san hô và sẽ khiến lượng cá bị suy giảm nghiêm trọng, thậm chí còn dẫn đến sự tuyệt chủng của một số sinh vật biển do chúng không còn nơi để cư trú và sinh sản. Điều này không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường mà còn gây phát sinh nhiều vấn đề kinh tế-xã hội do sự thiếu hụt thực phẩm cung cấp cho những cư dân sống ở các đảo và các vùng ven biển, kéo theo những cuộc di dân hàng loạt từ các vùng ven biển vào các vùng trung tâm…

Cùng với sự suy giảm, cạn kiệt nhiều nguồn lợi biển do khai thác, sử dụng không hợp lý và thiếu tính bền vững, môi trường biển ở nhiều khu vực trên trái đất đang chịu nhiều thách thức và các mối đe dọa trầm trọng khi dân cư ven biển ngày càng tăng, các họat động kinh tế ven biển ngày càng phát triển, nhiều cửa sông ven biển bị ô nhiễm do nước thải từ các khu công nghiệp, khu đô thị thải ra cùng với nạn phá hủy rừng ngập mặn ngày càng tăng, và sự gia tăng về tần suất và mức độ ảnh hưởng của thiên tai bão lũ do biến đổi khí hậu ….

Trong một báo cáo của Trung tâm về các giải pháp đại dương (Center for Ocean Solutions) xuất bản vào tháng 5 năm 2009 với tựa đề “Hệ sinh thái và Con người của Thái Bình dương: Các mối đe dọa và Cơ hội hành động”, với sự tham gia của hơn 30 nhà khoa học thuộc các lĩnh vực tự nhiên, vật lý và xã hội, từ nguồn thông tin, dữ liệu phân tích tổng hợp của 3400 bài báo, báo cáo khoa học của hơn 50 quốc gia và vùng lãnh thổ, báo cáo đã nêu chi tiết về các mối đe dọa chính đối với môi trường biển và đại dương, các ảnh hưởng của chúng và đưa ra lộ trình cùng với các biện pháp đối phó với những mối đe dọa này. Theo kết quả nghiên cứu tổng hợp từ báo cáo, trong các mối đe dọa chính mà môi trường biển đang phải đối mặt tại 50 quốc gia và vùng lãnh thổ này gặp phải, tại các nước giàu cũng như nước nghèo, tại các quốc gia, quần đảo, khu vực đông hay thưa dân cư đều có một điểm rất chung ớ mức rất phổ biến và đang ở mức độ báo động đó là:

(i) Ô nhiễm môi trường có nguồn gốc từ đất liền và từ biển,

(ii) Phá hủy nơi cư trú tự nhiên,

(iii) Khai thác và đánh bắt cá quá mức,

(iv) Tác động của biến đổi khí hậu,

(v) Cuối cùng, các mối đe dọa đối với môi trường đó là: sự xâm nhập của các loài ngoại lai và các mối đe cộng hưởng của các mối đe dọa kể trên.

2. Bài thuyết minh về vấn đề ô nhiễm môi trường nước số 2

Môi trường là nơi chúng ta sinh sống, phát triển hàng ngày, là không gian để sinh tồn của rất nhiều những loại động vật, thực vật trong tự nhiên. Tuy nhiên, ngày nay do ý thức không tốt của con người mà môi trường đang ngày càng trở nên ô nhiễm nặng nề. Sự ô nhiễm này không chỉ gây suy giảm chất lượng môi trường sống mà còn đe dọa đến chính sự sống của con người trên trái đất.

Ngày nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế, đời sống xã hội tuy đã được cải thiện rất nhiều. Nhưng song song với nó là những tác hại vô hình nhưng lại để lại hậu quả vô cùng nghiêm trọng đối với cuộc sống của con người. Đó chính là thực trạng suy giảm môi trường sống, môi trường tự nhiên. Sự phát triển của công nghiệp kéo theo một loạt các mặt trái như: rác thải trong quá trình sản xuất, khói bụi thải ra từ các nhà máy, rồi để phục vụ cho sản xuất, cho phát triển kinh tế mà con người đã khai thác quá mức cho phép các nguồn lực tự nhiên, từ đó gây suy giảm sinh thái, gây ô nhiễm môi trường. Môi trường sống ở đây có thể hiểu là bao gồm các yếu tố tự nhiên như: nước, không khí, cây cối, đất đai…là những yếu tố có vai trò vô cùng quan trọng đối với đời sống của con người. Mà khi những yếu tố này bị nguy hại, nó sẽ đe dọa trực tiếp đến sự tồn vong của con người cũng như của các loài sinh vật, thực vật trong tự nhiên.

Sự phát triển công nghiệp, sự phát triển của đời sống xã hội, đời sống kinh tế đã kéo theo một loạt những tác hại đối với môi trường. Cụ thể như: khi khói bụi ở các nhà máy sản xuất công nghiệp, khói bụi ở đường xá xe cộ thải vào trong không khí sẽ làm cho bầu khí quyển bị ô nhiễm, từ đó gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái, cũng như sức khỏe của con người trong xã hội. Ta có thể thấy không khí là yếu tố duy trì sự sống của con người thông qua hoạt động hô hấp của cơ thể. Vì vậy, một khi môi trường bị ô nhiễm sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến sự sống của con người. Con người có thể một ngày không ăn hoặc không uống nhưng không thể không thở, dù chỉ là một phút. Nói như thế ta mới thấy được vai trò của môi trường không khí, và sự nguy hiểm, đe dọa của ô nhiễm môi trường đến sự sống của con người.

Không chỉ có môi trường không khí bị ô nhiễm mà nguồn nước thải trong công nghiệp, trong sinh hoạt chưa được xử lí mà thải trực tiếp ra ngoài môi trường gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường nước. Môi trường nước khá nhạy cảm, chỉ cần ô nhiễm một vùng nước sẽ có nguy cơ lây lan ra rất nhiều các vùng khác, các ao hồ, sông suối khu vực xung quanh. Môi trường nước bị ô nhiễm không chỉ làm cho cá, tôm, các loài thủy sinh chết mà còn gây nguy hiểm cho con người bởi nguồn nước bị ô nhiễm là nguồn nước con người sinh hoạt hàng ngày, từ đó sẽ gây ra nhiều căn bệnh lạ về da, về đường hô hấp, đặc biệt là căn bệnh ung thư. Hẳn chúng ta còn nhớ vụ việc công ty sản xuất mì chính Vedan xả nước thải sản xuất ra môi trường mà không hề qua khâu xử lí nước thải nào. Hành động vô ý thức này đã khiến cho nước của cả một vùng bị ô nhiễm trầm trọng, người dân một làng lân cận đó bị ung thư rất nhiều. Vụ việc này đã thu hút rất nhiều sự chú ý của dư luận trong một thời gian dài.

Ô nhiễm nước còn làm các con sông trở thành sông chết. Ví dụ như con sông Tô Lịch ở Hà Nội, do lượng rác sinh hoạt thải xuống quá nhiều mà giờ đây nó đã trở thành một con sông chết, không có bất kì loài sinh vật nào có thể sống ở đó, màu nước đen đục như màu của nước cống, khi di chuyển qua khu vực này còn có mùi thối của rác thải. Ô nhiễm môi trường nước còn gây ra những hệ lụy quan trọng, đó là gây ô nhiễm môi trường đất. Vì giữa chúng có mối quan hệ rất thân thiết. Nước thải, rác thải ngấm vào đất gây ô nhiễm. Vùng đất bị ô nhiễm này khiến cây cối không thể sinh trưởng được, mặt khác đất bị ô nhiễm sẽ làm ảnh hưởng đến mạch nước ngầm, làm nó ô nhiễm theo. Khi con người sử dụng nguồn nước ô nhiễm này thì rất nguy hiểm, có thể ảnh hưởng đến tính mạng.

Ngoài ra, thực trạng chặt phá rừng để phục vụ cho sản xuất một cách bừa bãi, thiếu hợp lí cũng làm cho môi trường bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Mất rừng sẽ gia tăng các loại thiên tai, làm cho thời tiết thất thường. Mưa lớn nhưng không có những cánh rừng đầu nguồn cản trở dòng chảy dễ gây sạt lở đất đá, ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân.

Như vậy, môi trường sống của chúng ta đang bị đe dọa nghiêm trọng vì hiện trạng ô nhiễm môi trường hiện nay, vì vậy để bảo vệ môi trường sống cũng chính là bảo vệ sự sống của con người, thì chúng ta cần nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, tuyên truyền để bạn bè, người thân cùng những người trong xã hội cùng chung tay bảo vệ môi trường. Chỉ có như thế môi trường sống của chúng ta mới trở nên trong sạch, tốt đẹp.

3. Bài thuyết minh về vấn đề ô nhiễm môi trường số 3

Bảo vệ môi trường sống xanh – sạch – đẹp là vấn đề đang được cả thế giới quan tâm. Có rất nhiều hội nghị tầm cỡ toàn cầu hoặc khu vực đã được tể chức để bàn bạc và tìm ra hướng giải quyết nạn ô nhiễm môi trường nghiêm trọng hiện nay. Trong mấy năm gần đây, những thiên tai ghê gớm, khủng khiếp như động đất, sóng thần, cháy rừng, lũ lụt… xảy ra liên miên, chứng tỏ bà mẹ thiên nhiên đang nổi giận và trừng phạt loài người vì những hành vi cố tình xâm phạm và phá vỡ quy luật cân bằng sinh thái.

Ở Việt Nam, ô nhiễm môi trường sống cũng là một vấn đề nan giải vì nó gây ra hàng loạt hậu quả nghiêm trọng. Có thể lấy hai thành phố lớn là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh làm dẫn chứng để chứng minh cho vấn đề này.

Điều đáng buồn là hiện tượng vứt rác, xả rác ra đường, ra những nơi công cộng rất phổ biến. Đó là hành động thể hiện ý thức bảo vệ môi trường quá kém, thể hiện nếp sống thiếu văn hóa, văn minh. Nguyên nhân của hiện tượng này là do lối sống lạc hậu, ích kỉ, chỉ biết đến quyền lợi cá nhân. Người ta nghĩ đơn giản rằng chỉ cần nhà mình sạch là được, còn những chỗ khác thì mặc kệ. Cho nên rác rưởi, đồ phế thải, xác súc vật chết… cứ “vô tư” ném toẹt ra đường vì đã có đội vệ sinh dọn dẹp. Cách nghĩ như thế là vô cùng thiển cận. Nhiều người nghĩ sai, làm sai sẽ dẫn đến tình trạng rác rưởi đầy đường, đầy vườn hoa, sông hồ, kênh rạch… gây mất mĩ quan thành phố và vô tình tiếp tay cho các dịch bệnh có điều kiện thuận lợi để phát triển, làm suy yếu sức khỏe của con người.

Nếu có dịp đặt chân tới thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến, chắc du khách sẽ rất ấn tượng về một thành phố của cây xanh, nhưng đồng thời cũng là thành phố của rác. Rác hiện diện khắp nơi: trên đường phố, trên cả những thắng cảnh nổi tiếng như Hồ Gươm, Hồ Tây, hồ Trúc Bạch và lan tràn cả đến những nơi tôn nghiêm như Văn Miếu – Quốc Tử Giám cùng các ngôi chùa cổ kính. Còn bến tàu, bến xe, công viên… thì không chỗ nào mà không có rác.

Ở thành phố Hồ Chí Minh, vài năm trở lại đây tình hình có khá hơn. Tệ nạn vứt rác ra đường đã giảm bớt, tuy vậy ở các khu nhà dân ven kênh rạch hoặc gần chợ búa ở ngoại thành thì tình hình ô nhiễm vẫn đáng sợ. Rác chất thải “sống chung” với người hết năm này qua năm khác. Chính quyền thành phố đã phải tốn nhiều công sức, tiền bạc để giải quyết vấn đề nhức nhối này nhưng vẫn chưa thể dứt điểm.

Tệ nạn thứ hai là khí thải, chất thải từ các nhà máy, xí nghiệp, cơ sở sản xuất trong nội thành cũng thường xuyên gây ô nhiễm nghiêm trọng. Khói bụi, tiếng ồn, mùi hôi thối… ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe của cả cộng đồng. Tình trạng này cũng đang được cải thiện bằng cách di dời các nhà máy, xí nghiệp… ra vùng ngoại vi thành phố, xa hẳn khu vực dân cư sinh sống và xây dựng hệ thống lọc nước thải công nghiệp đúng tiêu chuẩn an toàn.

Một vấn đề nhức nhối khác là nạn “lâm tặc” phá rừng và việc đồng bào vùng cao khai hoang làm rẫy cũng góp phần không nhỏ vào việc phá rừng. Chủ trương đóng cửa rừng, giao rừng cho dân quản lí… hầu như rất ít hiệu quả. Nhiều người chỉ nhìn thấy nguồn lợi trước mắt là lâm sản khai thác được từ rừng mà không nhận thức được hậu quả lâu dài. Tàn phá rừng đồng nghĩa với tàn phá cái nôi của sự sống, tàn phá chính cuộc sống của mình. Nạn lũ lụt, núi lở, lũ quét, lũ ống hàng năm cướp đi sinh mạng của bao người. Đất đai bạc màu, xói mòn… vì không được rừng bảo vệ. Nguồn dưỡng khí từ rừng càng ngày càng ít đi, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của con người.

Khai thác rừng để phục vụ nhu cầu cuộc sống là cần thiết, nhưng muốn được hưởng lợi ích lâu dài thì chúng ta phải biết bảo vệ rừng. Bên cạnh việc chặt cây lấy gỗ, chúng ta phải biết trồng rừng. Trồng rừng để phủ xanh đất trống, đồi trọc; trồng rừng để tái tạo môi trường sống cho nhiều loài chim quý, thú quý; trồng rừng để tạo vành đai phòng hộ bảo vệ đất đai, mùa màng…

Bảo vệ rừng đi đôi với việc bảo vệ hệ thống sông ngòi và biển cả. Hiện tượng cố tình biến kênh rạch, sông ngòi thành những cống lộ thiên có sẵn để chuyên chở nước thải công nghiệp cần phải chấm dứt để trả lại vẻ đẹp vốn có và sự sống cho chúng. Hiện tượng dùng chất nổ để khai thác thủy hải sản phải bị nghiêm cấm và trừng phạt vì đó là tội ác hủy diệt thiên nhiên.

Rừng vàng, biển bạc không phải là của kho vô tận, khai thác mãi thì cũng vơi, cũng cạn. Con người nếu không biết bảo vệ thiên nhiên thì cũng có nghĩa là không biết bảo vệ chính mình. Cho nên, việc cần làm trước mắt là chúng ta hãy tự giác và nhiệt tình tham gia phong trào làm cho thành phố hoặc địa phương nơi ta ở trở nên xanh – sạch – đẹp. Nếu ai cũng có ý thức bảo vệ môi trường sống thì tin chắc rằng ngôi nhà chung của cả nhân loại là Trái Đất sẽ ngày càng tươi đẹp.

5. Thuyết minh bảo vệ môi trường số 4

Trong trái đất thân yêu này có rất nhiều điều khiến chúng ta phải suy ngẫm. Thượng đế trao cho con người quyền sống, quyền vui chơi, ban phát các loài sinh vật, rừng cây, sông hồ…và biết bao thứ hữu ích nữa giúp cho con người làm kế sinh nhai, giúp tâm hồn con người tươi trẻ. Nhưng bất cứ thứ gì cũng có mối liên hệ, liên kết chặt chẽ với nhau. Dường như con người vô tình quên mất điều này hay cũng có thể là cố tình không cần biết đến, có lẽ vì vậy mà trong thế kỷ XXI này– Thế kỷ phồn hoa của toàn nhân loại và cũng là thế kỷ đầy rẫy những biến cố thiên tai. Như các bạn thấy đó, trong những năm qua khí hậu trên toàn cầu luôn có sự biến đổi một cách nhanh chóng. Khí hậu ngày càng nóng lên, biến đổi một cách bất thường mà khoa học gọi là “hiệu ứng nhà kính”. Biết bao thiên tai, nào bão lũ, hạn hán, sóng thần, động đất …ập đến liên miên, không theo một chu kỳ, một quy luật vốn có của tự nhiên, khiến cho biết bao sinh cảnh phải chìm ngập trong đau khổ, mất mát về vật chất và tinh thần. Những ánh mắt ngơ ngác của trẻ thơ, từng giọt nước mắt đau khổ trên khuôn mặt của các cụ già …

Liệu còn nỗi đau nào hơn tình cảnh phũ phàng đó? Không dừng lại ở đây mà nó còn kéo theo đó là các loại dịch bệnh ngày càng tràn lan, tăng nhanh về số lượng, đặc biệt như: ung thư, viêm đường hô hấp …. Những căn bệnh quái ác đó đang từng ngày, từng giờ cướp đi cuộc sống của biết bao sinh linh con người. Không chỉ có vậy mà những loài vật cũng chịu chung một cuộc sống đầy nguy hiểm, khó khăn, số lượng ngày càng cạn kiệt dần, làm ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của con người.

Có bao giờ bạn tự đặt ra câu hỏi “Tại sao đất nước nào cũng phồn vinh, phát triển thế mà thiên tai, dịch bệnh cứ hoành hành con người mãi vậy? Phải chăng thiên nhiên vô tình đến thế?” Câu trả lời có lẽ sẽ ngược lại “Thiên nhiên hữu tình mà con người thì quá vô tình”. Tại sao vậy ư? bạn hãy thử suy ngẫm một chút thôi? Chúng ta thở nhờ gì? cái gì tạo ra để chúng ta tồn tại. Đó chính là rừng, tục ngữ có câu “Rừng vàng biển bạc”quả là rừng đã đem lại cho con người những lợi ích vô cùng lớn lao, con người không thể sống thiếu rừng. Việt Nam chúng ta là một nước có khối lượng rừng tương đối lớn, thế nhưng giờ đây chỉ còn 35% độ che phủ – quá ít ỏi trên một địa hình có 3/4 là đồi núi.

Bạn hãy khẽ lặng một chút, một chút thôi: “Bạn có nghe thấy gì không? Rừng đang than khóc, đang kêu cứu, đang rất cần sự có mặt của chúng ta”. Những lời than đó mới đau đớn làm sao? Câu trả lời đầu tiên đó chính là ý thức của con người.

Như chúng ta đã biết thì con người chính là bậc tối cao của muôn loài, con người có trí tuệ, có những phát minh khoa học vĩ đại, chứng tỏ có ý thức rất cao. Nhưng thực sự tôi đang phải suy nghĩ về điều này. Có một vấn đề mà đôi khi các ban cho đó là chuyện thường, không ảnh hưởng gì đến cuộc sống của các bạn, nhưng nó rất quan trọng đấy. Đó là nạn cháy rừng, chặt phá rừng, khai thác và lấn chiếm đất rừng một cách bừa bãi, ồ ạt, không khoa học đã và đang tiếp diễn sẽ dẫn đến hậu quả hết sức nghiêm trọng như: diện tích rừng bị thu hẹp, các loài động thực vật bị tiêu diệt …dẫn đến sự cân bằng sinh thái bị phá vỡ …ảnh hưởng đến sự tồn tại của con người, của trái đất. Có lẽ bạn và tôi đủ nhận thức để hiểu điều này. Rừng được mệnh danh là “Nhà máy lọc bụi tối tân nhất” là “Lá phổi xanh của trái đất” ban cho ta sự sống, sự thanh thản, vui vẻ, lẽ nào đến sự sống chúng ta cũng không cần? Lúc này đây chỉ có con người mới có thể sửa sai và hành động lại tất cả. Vận mệnh của trái đất đang nằm trong tầm tay, trong ý thức của con người. Chúng ta phải làm gì để bảo vệ rừng, bảo vệ trái đất, bảo vệ chính cuộc sống của chúng ta?

Tổ chức tuyên truyền phổ biến cho tất cả mọi người hiểu biết thêm, từ đó nâng cao ý thức bảo vệ môi trường. Bởi vì lúc này Ý thức tự giác của con người là quan trọng nhất. Có thể nói rằng “Bảo vệ rừng! Là bảo vệ chính cuộc sống của chúng ta” .

Câu trả lời của các bạn là bằng nhận thức và những hành động thiết thực nhất.

5. Bài thuyết minh chung tay vì môi trường Xanh – Sạch – Đẹp số 5

Xin mời quý vị cùng lắng nghe bản tin tuyên truyền bảo vệ môi trường của trường THPT Hùng An!

Như chúng ta đã biết, hiện nay, cùng với các vấn đề như bùng nổ dân số, xung đột vũ trang hay nạn khủng bố, thì ô nhiễm môi trường đang là một vấn đề thời sự được cả thế giới quan tâm bởi những ảnh hưởng vô cùng to lớn của chúng tới con người. Đến với Hội thi hôm nay, em xin được tham gia thuyết trình với chủ đề: Chung tay vì một môi trường xanh – sạch – đẹp.

Vậy môi trường là gì? Vâng, môi trường là tất cả các yếu tố tự nhiên và xã hội cần thiết cho sự sinh sống, sản xuất của con người, như tài nguyên thiên nhiên, không khí, đất, nước, ánh sáng, cảnh quan, quan hệ xã hội. Môi trường tự nhiên vẫn đang từng phút cung cấp cho cuộc sống con người những nguồn lợi vô giá.Thế nhưng, con người đã và đang làm gì để đền đáp, bảo vệ cho môi trường, cái nôi nuôi dưỡng sự sống của chính mình? Câu hỏi ấy tưởng chừng rất đơn giản nhưng lại làm cho ta phải giật mình một khi trả lời.

Bạn có thấy chăng nước mắt của những dòng sông? Bạn có nghe chăng sự nghẹn ngào của biển cả? Ai đó có nghe không tiếng gào thét của núi rừng? Có một thời đó là những vẻ đẹp, là nguồn cảm hứng vô tận cho thi ca, nhạc, họa, là những điều kỳ diệu mà tạo hóa đã tặng cho con người. Thế nhưng, con người ngày càng quay cuồng trong guồng quay chóng mặt của cơ chế thị trường, của những cạnh tranh khốc liệt, của lòng tham không đáy thì núi rừng ngày càng bị tàn phá, biển cả, sông ngòi càng ô nhiễm, nhiều đô thị khói bụi mù mịt, nước thải đen ngòm, rác có ở khắp nơi. Có thể thấy rằng, con người đã và đang xúc phạm tới tự nhiên và tất nhiên chúng ta phải trả giá. Ngay giờ đây, khi chúng ta đang ngồi bên nhau bàn về môi trường thì nước mắt miền Trung vẫn chưa khô bởi sự tàn phá của cơn áp thấp nhiệt đới. Bầu không khí đau thương, tang tóc khắp mấy tỉnh miền Trung làm chúng ta không thể không xót xa.

Vậy nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng trên? Theo em, đó là những nguyên nhân sau:

  • Thứ nhất: Ô nhiễm mặt nước
  • Thứ 2: Ô nhiễm nước ngầm
  • Thứ 3. Ô nhiễm không khí do môi trường sống:
  • Thứ 4. Khai khoáng công nghiệp
  • Thứ 5. Nước thải không được xử lý
  • Thứ 6. Ô nhiễm không khí ở các đô thị

Khí thải từ xe máy, ô tô, các nhà máy điện, khu công nghiệp chứa nhiều hợp chất độc hại và bụi mịn. Những chất này khi phản ứng với ánh sáng mặt trời hình thành những hợp chất mới, ví dụ ozon, loại khí này ở gần mặt đất rất độc hại. Ngoài ra, nhận thức về bảo vệ môi trường trong tầng lớp dân cư còn nhiều hạn chế, trình độ dân trí thấp, kết cấu hạ tầng cơ sở chưa đồng đều nên công tác tuyên truyền bảo vệ môi trường chưa cao.

Theo dự đoán của WHO, mỗi năm có khoảng 865.000 trường hợp tử vong do ô nhiễm không khí gây nên.

Đứng trước một thực tại cấp thiết đáng lo ngại, chính quyền các cấp và nhân dân trong huyện Bắc Quang chúng ta cũng đã chính thức bắt tay vào nhiệm vụ tìm lại sự trong lành, khỏe mạnh cho môi trường sống. Hàng ngày, các công nhân của công ty vệ sinh môi trường thị xã phải len lỏi vào hầu hết các ngõ ngách của thị trấn Việt Quang để thu gom và xử lý rác thải. Từ hình ảnh những người công nhân phải ngày ngày đối mặt với biết bao rác bẩn, trong đó có không ít những mầm bệnh nguy hiểm, mỗi chúng ta hãy tự xây dựng cho mình ý thức vứt rác đúng nơi quy định, vừa là để giúp đỡ những người công nhân vệ sinh, vừa là để bảo vệ cuộc sống của chính mình. Hằng năm, huyện chúng ta còn rất tích cực tham gia Tết trồng cây, bảo vệ rừng đồi, tuyên truyền phát động phong trào tự dọn vệ sinh tới từng khu dân cư… Tất cả những việc làm đó đã và đang góp phần làm cho huyện ta ngày càng thân thiện với môi trường.

Nói riêng về trường THPT Hùng An, một ngôi trường luôn được đánh giá là xanh, sạch, đẹp, thì việc tuyên truyền, nhắc nhở học sinh bảo vệ môi trường luôn rất được Ban giám hiệu nhà trường quan tâm, nhất là từ khi thực hiện cuộc vận động xây dựng “trường học thân thiện, học sinh tích cực” với một trong những tiêu chí quan trọng nhất là giữ gìn vệ sinh môi trường.

Nhà trường đã mua thùng rác đặt ở nhiều nơi khác nhau xung quanh trường để học sinh dọn dẹp dễ dàng hơn. Không chỉ vậy, trong khi nhiều trường khác thuê người quét dọn thì ban giám hiệu nhà trường lại giao cho từng lớp, từng cá nhân làm nhiệm vụ dọn vệ sinh, bảo vệ môi trường bằng các hình thức khen, chê, thưởng phạt, không những giúp môi trường luôn trong sạch mà còn góp phần tạo không khí thi đua sôi nổi giữa các lớp, giáo dục nâng cao nhận thức, ý thức bảo vệ môi trường trong học sinh. Ngoài ra, nội dung bảo vệ môi trường được giáo viên giảng dạy trong các bộ môn văn, sử, địa và CD giáo dục… Nền giáo dục này sẽ đồng hành cùng chúng ta qua từng khu dân cư, giúp hình thành ý thức về bản thân, duy trì tinh thần trách nhiệm chung. Ở cạnh,

Cá nhân tôi cũng tích cực tham gia bất cứ khi nào có cơ hội để làm sạch khu phố, trồng nhiều cây xanh, hạn chế sử dụng túi ni lông, tiết kiệm năng lượng và luôn sẵn sàng làm điều gì đó để bảo vệ môi trường.

Ngoài việc tiếp tục làm tốt những gì chúng ta đã và đang làm, sự hiểu biết của tôi từ góc độ sinh viên vẫn còn có phần hạn chế, tôi cũng xin đưa ra một vài ý kiến ​​cá nhân.

  • Thứ nhất, cần tăng cường quản lý nhà nước, hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường, ban hành các chính sách phát triển liên quan đến bảo vệ môi trường.
  • Hai là, thường xuyên giáo dục, tuyên truyền ý thức bảo vệ môi trường trong nhà trường và xã hội. Bảo vệ môi trường là nghĩa vụ của tất cả chúng ta, mọi ràng buộc đều vô ích. Nếu ai cũng ý thức được việc bảo vệ môi trường là bảo vệ cuộc sống của mỗi người thì vấn đề này sẽ không còn là vấn đề nan giải.
  • Thứ ba, chú trọng nghiên cứu khoa học công nghệ, mở rộng hợp tác quốc tế về các vấn đề bảo vệ môi trường như tiếp cận công nghệ động cơ tiết kiệm nhiên liệu chạy bằng nhiên liệu sạch, thay thế dần các nguồn năng lượng hóa thạch bằng ánh sáng, thủy triều, năng lượng gió… Nghiên cứu và phát triển sử dụng rộng rãi các thiết bị tiết kiệm năng lượng trong gia đình, trường học, công sở và nơi công cộng… tái chế chất thải rác thải, sử dụng phân bón hữu cơ, mô hình VAC trong nông nghiệp…

Thưa quý vị, cùng với môi trường bị ô nhiễm, trái đất của chúng ta ngày càng nóng lên, thiên nhiên trở nên khó chịu, môi trường sống của chúng ta không còn đủ kiên nhẫn. Nếu bạn đã có ý thức về môi trường, hãy tiếp tục, nếu chưa, đừng lo lắng, hãy thay đổi thói quen của bạn ngay bây giờ. Chỉ có như vậy môi trường tự nhiên mới mãi là chiếc nôi của mỗi chúng ta.

6. Bài thuyết trình về môi trường ấn tượng nhất #6

Thế giới ngày nay đang bước vào thời kỳ phát triển không ngừng, hàng loạt sản phẩm ra đời giúp cuộc sống của con người trở nên tiện lợi và dễ dàng hơn. Tuy nhiên, cùng với đó là những khó khăn về con người, cụ thể là vấn đề ô nhiễm môi trường ngày càng trở nên nghiêm trọng đòi hỏi chúng ta phải tìm ra những biện pháp bảo vệ.

Môi trường là toàn bộ không gian mà con người sinh sống, bao gồm đất, nước, không khí và rừng. Nó là yếu tố vô cùng quan trọng ảnh hưởng đến đời sống con người. Tuy nhiên, chủ đề bảo vệ môi trường đang trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.

Đi qua mỗi con phố, chúng ta cũng bắt gặp những đống rác thải sinh hoạt vứt bừa bãi, gây mất mỹ quan và không khí xung quanh. Hay khi về nông thôn, tình trạng rác thải sinh hoạt vứt bừa bãi ngày càng nghiêm trọng. Ngoài ra, việc sử dụng quá nhiều hóa chất trong nông nghiệp đã dẫn đến ô nhiễm đất nghiêm trọng. Không chỉ môi trường đất nước mà nguồn nước hiện nay cũng đang bị ô nhiễm nghiêm trọng, do các nhà máy, xí nghiệp xả thẳng chất thải công nghiệp chưa qua xử lý xuống nguồn nước, hay theo mùa dọc các con sông, con mương, vỏ chai thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ do nông dân ném xuống, động vật chết. Ngoài ra, không khí xung quanh ngày nay do khí thải công nghiệp,

Những tác động môi trường nghiêm trọng đến từ ý thức của con người. Nó có thể được gây ra do vô tình bỏ qua hậu quả của vấn đề. Tuy nhiên, cũng có một bộ phận người dân vì lợi ích trước mắt, dù biết việc mình làm gây hại cho môi trường nhưng vẫn cố tình làm. Điều này đã vô tình hay cố ý dẫn đến những hậu quả khó lường trước. Trước hết, ô nhiễm môi trường có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người. Ví dụ như các bệnh về đường hô hấp, hệ tiêu hóa, nó tác động nghiêm trọng hơn đến sự tồn tại của con người (ô nhiễm không khí gây hiệu ứng nhà kính, trái đất nóng lên, suy giảm tầng ozone). Ô nhiễm còn gây mất mỹ quan chung. Tưởng tượng, Trước cổng bệnh viện hay trường học là những đống rác bốc mùi khó chịu, bạn không cảm thấy gì sao? Ở cạnh,

Muốn vậy chúng ta phải có những biện pháp tích cực để bảo vệ môi trường, trước hết mỗi chúng ta phải có lòng tự tin, ý thức đúng đắn về bảo vệ môi trường. Không chỉ vậy, cũng cần phải có những biện pháp thiết thực như: B. Tuyên truyền cho mọi người biết tác hại của ô nhiễm, dọn rác ra đường, sông hồ, đổ rác đúng nơi quy định, tham gia trồng cây xanh, phủ xanh đồi núi. hói. Các doanh nghiệp và hoạt động phải thực hiện các bước để xử lý chất thải, nước thải và khí thải đúng cách trước khi thải ra môi trường. Nhà nước cũng phải có chế tài nghiêm khắc đối với những cá nhân, tổ chức vi phạm. Học sinh cần giữ vệ sinh lớp học, trường học, Bảo vệ cây xanh, vứt rác đúng nơi quy định. Những hành động nhỏ này cũng đã góp phần bảo vệ môi trường.

Môi trường có tầm quan trọng rất lớn đối với cuộc sống của chúng ta. Vì vậy chúng ta hãy bảo vệ môi trường vì tương lai, vì một trái đất xanh-sạch-đẹp.

Trên đây trường THPT Trần Nguyên Hãn đã chia sẻ bài thuyết trình về bảo vệ môi trường. Tài liệu này khá hay giúp các bạn có thêm tài liệu tham khảo chuẩn bị tốt cho bài thuyết trình của mình và qua bài thuyết trình này chúng ta thấy được tầm quan trọng của việc bảo vệ rừng từ đó nâng cao ý thức tự tin của mỗi người trong cuộc sống.

Người đăng: THPT Trần Nguyên Hãn

Danh mục: Tổng hợp

Facebook Twitter LinkedIn Tumblr Pinterest Reddit Messenger Messenger Chia sẻ qua Email In

Google dịch

Google Google Übersetzer


Video Top 20 Thuyết trình về vấn đề ô nhiễm môi trường hiện nay [mới nhất 2023]

Related Posts