Văn hóa ứng xử trên không gian mạng [mới nhất 2023]

Bạn đang tìm văn hóa ứng xử trên không gian mạng hãy để ttgdnn-gdtxquan11.edu.vn gợi ý cho bạn qua bài viết Văn hóa ứng xử trên không gian mạng [mới nhất 2023] nhé.

New Page

Nâng cao văn hóa ứng xử trên không gian mạng cho sinh viên trong bối cảnh chuyển đổi số

Ngày phát hành: 1 tháng 12 năm 2022 11:15

cỡ chữ mặc định _icon-cochu-giam icon-cochu-tang

Hiện nay, cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã và đang tác động mạnh mẽ đến toàn xã hội, đặc biệt là đối với thế hệ trẻ, sinh viên Việt Nam. Để bắt nhịp với xu thế chuyển đổi số, cần có những chế tài, cũng như các biện pháp giáo dục nhằm nâng cao nhận thức cho thế hệ trẻ có cách ứng xử phù hợp, nhận diện đúng đắn trước những mặt tiêu cực của một số mạng xã hội hiện nay.

2862020huyen2492
Ảnh minh họa: internet

Những tác động của mạng xã hội đối với sinh viên

Mặt tích cực của không gian mạng là trở thành phương tiện, công cụ giúp cho sinh viên làm giàu tri thức, phát triển tư duy. Hiện nay, tại các học viện, nhà trường thường xuyên có các hoạt động tuyên truyền, giáo dục và quản lý việc khai thác không gian mạng bằng nhiều nội dung, hình thức phong phú nhằm định hướng sinh viên khai thác mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực từ không gian mạng. Trong đó, định hướng của các học viện, nhà trường nhằm nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm của sinh viên đối với văn hóa ứng xử trên không gian mạng ngày càng được hoàn thiện. Do vậy, phần lớn quá trình sử dụng không gian mạng, sinh viên cơ bản có nhận thức đúng đắn về tác động của không gian mạng đến lối sống của bản thân; chủ động, khai thác và sử dụng không gian mạng để phục vụ những nhu cầu chính đáng như tìm kiếm tri thức, cập nhập những thông tin kinh tế, chính trị – xã hội và tìm kiếm cơ hội việc làm… Thực tế hiện nay, không gian mạng ngày càng phát triển, ảnh hưởng đến sinh viên ngày càng tăng, nhưng tại các nhà trường có ít nội dung, chương trình giảng dạy về không gian mạng, đặc biệt là mạng xã hội. Không gian mạng nói chung, mạng xã hội nói riêng là nơi lưu giữ, kết nối, là phương tiện, là công cụ kết nối con người trong thế giới phẳng.

Mặt không tích cực của không gian mạng là còn ẩn chứa cả những tác hại nguy hiểm, thậm chí rất nguy hiểm trên rất nhiều phương diện; tuy nhiên, điều đó còn phụ thuộc vào chủ thể khai thác và sử dụng, ở đây là sinh viên. Nếu chủ thể có trình độ, bản lĩnh, phương pháp khai thác, sử dụng hiệu quả mạng xã hội để phục vụ cho quá trình học tập và công việc của mình thì mạng xã hội sẽ là công cụ hữu ích giúp sinh viên nâng cao trình độ, cập nhật tri thức, hình thành cách nghĩ, cách làm chủ động, sáng tạo, xây dựng thái độ, tình cảm tích cực, năng động, sáng tạo, khuyến khích sinh viên vươn lên, dám nghĩ, dám làm… Ngược lại, nếu chủ thể bản lĩnh không vững vàng, không thành thạo kỹ năng sử dụng, thì mạng xã hội sẽ là một “cạm bẫy” chứa đựng nhiều thông tin xấu, độc ảnh hưởng đến tình cảm, thái độ, hành vi của người dùng và có thể dẫn con người đến những bình luận, lời nói, việc làm, hành vi trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.

Trong thời gian gần đây, văn hóa ứng xử trên không gian mạng đang là vấn đề đáng quan tâm, bởi những phát ngôn, bình luận “thiếu văn hóa”, không phù hợp với đạo đức, thuần phong mỹ tục tốt đẹp của Việt Nam… gây bất bình cho mọi người và xã hội nói chung, các nhà trường nói riêng. Tuy nhiên, việc kiểm tra, giám sát đòi hỏi phải đồng bộ cả về phương pháp, công nghệ, nguồn lực, cho đến các chế tài xử lý theo quy định của pháp luật. Lợi dụng sự phát triển của không gian mạng, các thế lực thù địch, phản động đăng tải, tuyên truyền nhiều nội dung xấu, độc; làm cho sinh viên có tư tưởng hoài nghi, dao động… dẫn đến có suy nghĩ, lối sống không lành mạnh, có nhiều đối tượng vi phạm pháp luật. Mặt khác, làm cho sinh viên suy giảm tinh thần đấu tranh chống lại những biểu hiện sai trái trong cuộc sống, thấy đúng không bảo vệ, thấy sai không lên án, né tránh những việc ảnh hưởng đến cá nhân, có thái độ vô cảm về chính trị, thiếu trách nhiệm với cộng đồng; chỉ quan tâm đến lợi ích cá nhân mà quên đi lợi ích tập thể, quên đi vinh dự và trách nhiệm, tinh thần đoàn kết, tập thể cao trong học tập, công tác, rèn luyện. Nguy hại hơn, có thể dẫn đến sự phai nhạt lý tưởng, thiếu niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, biểu hiện bi quan, mất niềm tin khi gặp phải những khó khăn trong cuộc sống. 

Do đó, để giúp sinh viên hình thành văn hóa ứng xử chuẩn mực trên không gian mạng, cần phải sử dụng linh hoạt các hình thức, biện pháp giáo dục, rèn luyện gắn với quản lý sinh viên. Trước hết, phải coi trọng các biện pháp giáo dục thông qua quá trình sư phạm, hoạt động tuyên truyền, giáo dục của các tổ chức trong các học viện, nhà trường; tận dụng tối đa các phương tiện hiện đại để tăng tính hiệu quả của các hình thức, biện pháp giáo dục, rèn luyện, quản lý sinh viên; kiên quyết đấu tranh với những biểu hiện rập khuôn, máy móc và buông lỏng công tác giáo dục văn hóa ứng xử cũng như công tác quản lý sinh viên… Từ đó, tạo sự chuyển biến trong nhận thức và hành động của sinh viên trong văn hóa ứng xử trên không gian mạng một cách đúng đắn và chuẩn mực hơn.

Giải pháp nâng cao văn hóa ứng xử trên không gian mạng cho sinh viên trong giai đoạn hiện nay

Một là, tiếp tục hoàn thiện quy chế, quy định quản lý, sử dụng không gian mạng chặt chẽ.

Quy chế quản lý và sử dụng không gian mạng là một trong những biện pháp mạnh, có tính răn đe, phòng ngừa những hành vi vi phạm pháp luật về an ninh mạng. Điều 9 Luật An ninh mạng năm 2018 quy định: “Người nào có hành vi vi phạm quy định của Luật này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì sẽ bồi thường theo quy định của pháp luật”(1). Nghị định số 15/2020/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử, các mức độ vi phạm sẽ bị xử phạt đối với những hành vi như: “Cung cấp, chia sẻ những thông tin giả mạo, sai sự thật, xuyên tạc, bịa đặt, gây hoang mang dư luận”(2). Ngày 17/6/2021, Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Bộ Quy tắc ứng xử trên mạng xã hội với mục đích: “Tạo điều kiện phát triển lành mạnh mạng xã hội Việt Nam… xây dựng chuẩn mực đạo đức về hành vi, ứng xử trên mạng xã hội, giáo dục ý thức, thói quen tích cực trong các hành vi ứng xử của người dùng trên mạng xã hội, góp phần xây dựng môi trường mạng an toàn, lành mạnh tại Việt Nam”(3). 

Để xây dựng nội dung về quy chế quản lý và sử dụng không gian mạng, trên cơ sở những văn bản pháp luật, các nghị định, hướng dẫn các nhà trường cần xác định nội dung cụ thể đối với việc sử dụng không gian mạng và đưa vào quy chế quản lý. Khi xây dựng nội dung, các nhà trường cần căn cứ các quy định của pháp luật hiện hành, đồng thời đưa ra những nội dung cụ thể trong quản lý như về hành vi, thái độ, bình luận vi phạm quy định và có những hình thức kỷ luật phù hợp với từng vi phạm cụ thể. Nội dung trong quy chế quản lý cần phải xác định rõ những hành vi, thái độ, bình luận được phép, khuyến khích trên không gian mạng như những thông tin có nguồn gốc chính thống, đáng tin cậy; những hành vi ứng xử phù hợp với giá trị đạo đức, văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam; những bình luận cần sử dụng ngôn từ phù hợp, không gây chia rẽ, mất đoàn kết và ảnh hưởng đến danh dự, nhân phẩm cá nhân hay tổ chức…

Cần đưa vào quy chế những hành vi không được phép như: sử dụng ngôn ngữ phản cảm, tung tin giả, xuyên tạc, kích động, gây hoang mang dư luận xã hội… để có những hình thức kỷ luật tương xứng. Những biện pháp xử lý đủ mạnh sẽ mang tính chất răn đe, kịp thời ngăn chặn những hành vi, thái độ và bình luận trên không gian mạng không chuẩn mực ảnh hưởng đến uy tín, danh dự của cá nhân, tổ chức. Các nhà trường cần có cơ chế kiểm tra, giám sát phù hợp để kịp thời ngăn ngừa những hành vi tiêu cực trên không gian mạng của sinh viên.

Hai là, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền, giáo dục tư tưởng, chính trị cho sinh viên. 

Mọi hoạt động thông tin tuyên truyền, giáo dục phải hướng đến mục tiêu không ngừng bồi dưỡng, nâng cao bản lĩnh chính trị, lập trường cách mạng, tinh thần cảnh giác để cán bộ, giảng viên, sinh viên luôn trung thành tuyệt đối với Đảng, Tổ quốc và Nhân dân, không dao động trong mọi tình huống; luôn có thái độ, hành vi đúng đắn khi tham gia vào môi trường không gian mạng. Công tác giáo dục, tuyên truyền phải làm rõ âm mưu của các thế lực thù địch trong sử dụng mạng truyền thông để tác động tâm lý sinh viên; làm rõ các thủ đoạn đã, đang và sẽ được các thế lực thù địch sử dụng để lôi kéo, kích động sinh viên; khuyến cáo sinh viên cảnh giác trước thông tin trên các trang mạng xã hội.

Cần thường xuyên đưa những thông tin chính xác, kịp thời vạch rõ âm mưu, thủ đoạn, cách thức của các thế lực thù địch chống phá trên mạng internet, khắc phục tình trạng nhiễu thông tin dẫn đến hoang mang, nảy sinh tư tưởng tiêu cực. Đối với sinh viên, mọi công tác liên quan đến học tập, rèn luyện cần được công khai, minh bạch; tạo mọi điều kiện để sinh viên hoàn thành chương trình học tập, rèn luyện. Cấp ủy, tổ chức đảng các cấp, người đứng đầu các nhà trường, các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể có vai trò quyết định đến kết quả xây dựng môi trường văn hóa, là chủ thể hướng dẫn, uốn nắn các hành vi ứng xử có văn hóa, đạo đức trong sinh viên, tổ chức duy trì, quản lý hoạt động giáo dục, đào tạo theo chức trách, nhiệm vụ, tạo bầu không khí dân chủ trong các nhà trường.

Ba là, phát huy vai trò tự giác của sinh viên trong tự học, tự rèn nâng cao nhận thức về không gian mạng.

Đây là giải pháp có ý nghĩa quan trọng, tác động tích cực đến chất lượng, hiệu quả xây dựng văn hóa của sinh viên trên không gian mạng. Thực chất, đó là quá trình sinh viên chủ động học tập, bổ sung kiến thức, tiếp nhận thông tin từ không gian mạng một cách khoa học, khai thác những ưu điểm của không gian mạng phục vụ cho học tập, phân biệt được những thông tin xấu, độc từ không gian mạng. Từ nhận thức đúng đắn, sinh viên sẽ nỗ lực và tự giác trong việc lựa chọn nội dung truy cập không gian mạng phù hợp, phân bổ thời gian hợp lý, từ đó sẽ tránh được là những tác động tiêu cực của không gian mạng./.

————————-

Ghi chú:

(1) Luật An ninh mạng năm 2018.

(2) Chính phủ, Nghị định số 15/2020/NĐ-CP ngày 03/02/2020 quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử.

(3) Bộ Thông tin và Truyền thông, Quyết định số 874/QĐ/BTTTT ngày 17/6/2021 về việc ban hành Bộ Quy tắc ứng xử trên mạng xã hội.

 

Hoàng Mạnh Cường – Học viện Chính trị, Bộ Quốc phòng

tcnn.vn

Quay lại trang trước

In Gửi trang email

Quan tâm đến văn hóa ứng xử của giới trẻ trên mạng xã hội

Mai Ngọc Thứ Tư, ngày 15 tháng 2 năm 2023 3:45 chiều

chia sẻE4w4m0otqopibHYG3fjqlno5aNP4X0QRio12c6d4AAAAASUVORK5CYII=

(PNTD) – Mạng xã hội ngày càng phát triển, các ứng dụng xã hội như Zalo, Facebook, Instagram, Tik Tok… không còn xa lạ với mọi người, đặc biệt là giới trẻ. Mạng xã hội là một xã hội thu nhỏ, nơi mọi người giao tiếp và tương tác với nhau. Vì vậy, văn hóa ứng xử trên mạng xã hội đối với giới trẻ là vấn đề cần được chú trọng.

Google dịch

Google Google Übersetzer


Video Văn hóa ứng xử trên không gian mạng [mới nhất 2023]

Related Posts