Ngữ văn THPT: Dàn ý và bài văn mẫu hay nhất mới nhất 2023

Bạn đang xem bài viết Dàn ý và bài văn mẫu hay nhất. Hi vọng sẽ là đáp án bạn ưng ý. Cùng theo dõi nhé!

Hoa đào là loài hoa biểu tượng của mùa xuân, của thời đổi mới, phù du của cuộc đời. Sau khi vẻ đẹp của chúng đạt đỉnh khoảng hai tuần, hoa bắt đầu rụng. Vào mùa này ở Nhật Bản, mọi người thích tổ chức những bữa tiệc hoa anh đào với đồng nghiệp, bạn bè và gia đình. Chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn đọc một số dàn ý và bài văn mẫu thuyết minh về cây hoa đào hay nhất, được tuyển chọn.

Dàn ý thuyết minh về cây hoa đào

Văn mẫu về cây hoa đào

Bài viết số 1

Nghĩ đến Tết ai cũng sẽ liên tưởng tới những điều tượng trưng cho ngày Tết cổ truyền như bánh chưng, bánh tét, câu đối đỏ,… Trong đó có một thứ không thể thiếu chính là những cành hoa đào, hoa mai. Hoa mai là biểu tượng cho một cái Tết sung túc ở miền Nam thì ngược lại, hoa đào tượng trung cho mùa xuân ấm no ở miền Bắc.

Cây đào đã xuất hiện ở nước ta từ rất lâu đời. Thế nhưng nguồn gốc của cây đào lại rất xa xôi, ở tận xứ Ba Tư. Có thể nói rằng cây hoa đào có ở khắp mọi miền trên đất nước ta, nhất là ở miền Bắc mỗi khi Tết đến xuân sang.

Cây hoa đào thực chất thuộc họ với hoa hồng. Cây thuộc loại thân gỗ nhỏ và có chiều cao trung bình từ năm đến mười mét. Kích thước của cây hoa đào khá to so với cây mai thông thường.

Thân cây thường sần sùi, cành đào nhỏ và thẳng. Tỏa ra xung quanh rất đều và đẹp. Lá cây chỉ nhỏ bằng một ngón tay, có hình mũi mác và mỏng chứ không dày lá. Hoa đào thường mọc đơn độc theo từng bông chứ không mọc thành chùm. Có loại có màu hồng nhạt hồng đậm, có loại có màu trắng.

Năm cánh hoa nhỏ nhắn xen kẽ tạo nên bông hoa tròn tròn trông rất đẹp. Năm cánh hoa còn mịn màng, mềm mại như nhung. Hoa mọc ra thường không có cuống, mọc sát với cành.

Thùy hoa hình trứng, có nhiều nhị và đài hoa có ống hình chuông. Hoa đào rất đa dạng và có nhiều chủng loại khác nhau. Hoa đào có thể được sắp xếp theo số cánh hoặc số màu của hoa. Nếu như theo số cánh thì đào được chia thành đào kép và đào đơn. Còn theo màu sắc của hoa thì có nhiều loại hơn như đào bạch, đào phai, đào bích, đào thất thốn.

Trong đó loại được đánh giá cao và cho là đẹp nhất chính là đào bích. Đào bích có hai loại chính là hoa kép hoặc hoa đơn. Hoa rất đẹp vì cánh hoa dày, hoa lâu tàn và hoa nở nhiều trùng tràng lặp. Đào bích có đặc điểm là tán cây tròn và nhiều cành cân đối. Cánh hoa màu hồng thắm rực rỡ.

Ngược lại với đào bích là đào bạch. Loại đào này tương đối khó trồng và nở ít hoa bởi vậy nên rất hiếm. Đào bạch có lượng cành sum suê và phát nhiều tán. Kể đến đào phai màu là loại đào khi ra hoa có màu hồng tươi, màu phơn phớt tuy nhiên hoa lại mau tàn. Màu sắc của chúng rất trang nhã và hấp dẫn.

Nếu như đào bích mang lại một vẻ đẹp đằm thắm thì đào tươi mang lại một vẻ đẹp nhẹ nhàng, duyên dáng. Ngoài ra còn có đào thất thốn, xuất xứ từ Nhật Tân và còn được gọi là “đào tiến vua” .Có đặc điểm là hoa màu đỏ thẫm và nhỏ. Dáng của loại đào này nhỏ chứ không hề to lớn. Nếu gặp thời tiết thuận lợi đào thất thố sẽ cho hoa rất to, đẹp và bền hoa.

Thế nhưng hoa có một nhược điểm đó chính là nở hoa muộn. Cũng bởi vì vậy nên chúng ít được trồng vì giá trị kinh tế thấp. Nói về cách chọn đào cũng cần rất kĩ về những chi tiết. Lúc chọn đào thế cần phải có nụ, hoa, và lộc.

Bởi vì đây chính là biểu tượng cho sự ấm no , đề huề của gia đình. Muốn chọn một cành đào đẹp thì không thể thiếu những chi tiết như cành đều, gốc thẳng, hoa cánh kép, màu thắm.

Thân đào phải khỏe và chắc. Ngoài ra người chơi đào còn phải biết cách chăm sóc đào đúng cách thì cây mới khỏe và cho ra hoa đúng thời điểm được. Muốn đào ra hoa hằng năm thì phải trồng ở nơi cao ráo, quang đãng và nhiều ánh sáng.

Đào là loại cây chịu hạn hơn chịu nước. Vì vậy cần tránh việc tưới cây quá nhiều dẫn đến hiện tượng thối rễ khiến cây chết.

Vậy từ đâu mà cây đào lại xuất hiện trong mỗi dịp Tết cổ truyền như thế. Có lẽ vì thời gian đã quá lâu nên không ai còn nhớ đến sự tích dẫn đến việc cây đào hiện diện mỗi ngày Tết của chúng ta.

Chuyện xưa kể rằng tại một vùng núi ở miền Bắc có một cây đào mọc từ rất lâu đời. Cây đào này rất to lớn, bóng cây che phủ cả một vùng rộng. Trên cây đào khổng lồ có hai vị thần tên là Uất Lũy và Trà trú ngụ. Ma quỷ không dám bén mảng đến vùng này vì sợ sự trừng phạt của hai vị thần. Chúng khiếp sợ uy vũ sấm sét trừng phạt của hai ngài nên sợ luôn cả cây đào.

Cứ đến ngày cuối năm hai vị thần phải lên thiên đình để chầu Ngọc Hoàng nên những ngày Tết ma quỷ sẽ hoành hành. Để tránh cho việc quấy phá của chúng người dân đã bẻ cành đào về cắm trong nhà. Bởi vì ma quỷ sợ cây hoa đào như những vị thần nên việc này sẽ giúp chúng không quấy phá gia đình.

Từ đó trở đi cứ mỗi dịp Tết đến xuân về, nhà nhà người người lại kiếm một cành đào về cắm trong nhà. Dần dần người Việt quên mất ý nghĩa này mà chỉ như một thói quen, niềm tin mang đến một cái Tết an yên tốt lành.

Ngày nay mỗi dịp Tết đến hoa đào hoa mai lại nở rộ và được bán khắp mọi nơi. Những gia đình có điều kiện sẽ sắm cả một chậu nguyên cây hoa về trưng. Còn những nhà không có nhu cầu quá lớn cũng sẽ mua một vài cành hoa đào về trưng trong nhà cho có không khí sắc xuân.

Đối với người dân miền Bắc đào mang một màu hồng may mắn và phúc lộc đầu năm. Người xưa vẫn tin rằng chỉ cần cắm một cành đào trong nhà thôi sẽ đuổi được tà khí và cản gió độc.

Đối với những sân nhà nào có trồng cây đào trong sân thì có thể nói là sân phú quý. Ngày xuân đến mà thiếu một cành đào cũng như thiếu bánh chưng xanh, câu đối đỏ vậy.

Vì vậy mỗi dịp Tết đến người dân miền Nam sẽ trưng hoa mai, còn người dân miền Bắc sẽ trưng hoa đào. Xuân đến rồi lại đi, nhưng hình ảnh của những cành hoa đào luôn được khắc ghi trong tâm trí của mỗi con người Việt Nam ta. Chế Lan Viên có viết ra lời thơ rằng:

Một cành đào ứa nhựa

Nặng bàn tay anh cầm,

    Nghe hương thầm lan tỏa

     Qua màn sương thời gian

Bạn đang xem bài viết Dàn ý và bài văn mẫu hay nhất xem thêm các bài viết khác về chủ đề Ngữ văn Trung Học Phổ Thông. Chúc bạn 1 ngày vui vẻ!

Related Posts