Thực trạng văn hóa ứng xử trên mạng xã hội [mới nhất 2023]

Bạn đang tìm thực trạng văn hóa ứng xử trên mạng xã hội hãy để ttgdnn-gdtxquan11.edu.vn gợi ý cho bạn qua bài viết Thực trạng văn hóa ứng xử trên mạng xã hội [mới nhất 2023] nhé.

New Page

Nâng cao văn hóa ứng xử trên không gian mạng cho sinh viên trong bối cảnh chuyển đổi số

Ngày phát hành: 1 tháng 12 năm 2022 11:15

cỡ chữ mặc định _icon-cochu-giam icon-cochu-tang

Hiện nay, cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã và đang tác động mạnh mẽ đến toàn xã hội, đặc biệt là đối với thế hệ trẻ, sinh viên Việt Nam. Để bắt nhịp với xu thế chuyển đổi số, cần có những chế tài, cũng như các biện pháp giáo dục nhằm nâng cao nhận thức cho thế hệ trẻ có cách ứng xử phù hợp, nhận diện đúng đắn trước những mặt tiêu cực của một số mạng xã hội hiện nay.

2862020huyen2492
Ảnh minh họa: internet

Những tác động của mạng xã hội đối với sinh viên

Mặt tích cực của không gian mạng là trở thành phương tiện, công cụ giúp cho sinh viên làm giàu tri thức, phát triển tư duy. Hiện nay, tại các học viện, nhà trường thường xuyên có các hoạt động tuyên truyền, giáo dục và quản lý việc khai thác không gian mạng bằng nhiều nội dung, hình thức phong phú nhằm định hướng sinh viên khai thác mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực từ không gian mạng. Trong đó, định hướng của các học viện, nhà trường nhằm nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm của sinh viên đối với văn hóa ứng xử trên không gian mạng ngày càng được hoàn thiện. Do vậy, phần lớn quá trình sử dụng không gian mạng, sinh viên cơ bản có nhận thức đúng đắn về tác động của không gian mạng đến lối sống của bản thân; chủ động, khai thác và sử dụng không gian mạng để phục vụ những nhu cầu chính đáng như tìm kiếm tri thức, cập nhập những thông tin kinh tế, chính trị – xã hội và tìm kiếm cơ hội việc làm… Thực tế hiện nay, không gian mạng ngày càng phát triển, ảnh hưởng đến sinh viên ngày càng tăng, nhưng tại các nhà trường có ít nội dung, chương trình giảng dạy về không gian mạng, đặc biệt là mạng xã hội. Không gian mạng nói chung, mạng xã hội nói riêng là nơi lưu giữ, kết nối, là phương tiện, là công cụ kết nối con người trong thế giới phẳng.

Mặt không tích cực của không gian mạng là còn ẩn chứa cả những tác hại nguy hiểm, thậm chí rất nguy hiểm trên rất nhiều phương diện; tuy nhiên, điều đó còn phụ thuộc vào chủ thể khai thác và sử dụng, ở đây là sinh viên. Nếu chủ thể có trình độ, bản lĩnh, phương pháp khai thác, sử dụng hiệu quả mạng xã hội để phục vụ cho quá trình học tập và công việc của mình thì mạng xã hội sẽ là công cụ hữu ích giúp sinh viên nâng cao trình độ, cập nhật tri thức, hình thành cách nghĩ, cách làm chủ động, sáng tạo, xây dựng thái độ, tình cảm tích cực, năng động, sáng tạo, khuyến khích sinh viên vươn lên, dám nghĩ, dám làm… Ngược lại, nếu chủ thể bản lĩnh không vững vàng, không thành thạo kỹ năng sử dụng, thì mạng xã hội sẽ là một “cạm bẫy” chứa đựng nhiều thông tin xấu, độc ảnh hưởng đến tình cảm, thái độ, hành vi của người dùng và có thể dẫn con người đến những bình luận, lời nói, việc làm, hành vi trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.

Trong thời gian gần đây, văn hóa ứng xử trên không gian mạng đang là vấn đề đáng quan tâm, bởi những phát ngôn, bình luận “thiếu văn hóa”, không phù hợp với đạo đức, thuần phong mỹ tục tốt đẹp của Việt Nam… gây bất bình cho mọi người và xã hội nói chung, các nhà trường nói riêng. Tuy nhiên, việc kiểm tra, giám sát đòi hỏi phải đồng bộ cả về phương pháp, công nghệ, nguồn lực, cho đến các chế tài xử lý theo quy định của pháp luật. Lợi dụng sự phát triển của không gian mạng, các thế lực thù địch, phản động đăng tải, tuyên truyền nhiều nội dung xấu, độc; làm cho sinh viên có tư tưởng hoài nghi, dao động… dẫn đến có suy nghĩ, lối sống không lành mạnh, có nhiều đối tượng vi phạm pháp luật. Mặt khác, làm cho sinh viên suy giảm tinh thần đấu tranh chống lại những biểu hiện sai trái trong cuộc sống, thấy đúng không bảo vệ, thấy sai không lên án, né tránh những việc ảnh hưởng đến cá nhân, có thái độ vô cảm về chính trị, thiếu trách nhiệm với cộng đồng; chỉ quan tâm đến lợi ích cá nhân mà quên đi lợi ích tập thể, quên đi vinh dự và trách nhiệm, tinh thần đoàn kết, tập thể cao trong học tập, công tác, rèn luyện. Nguy hại hơn, có thể dẫn đến sự phai nhạt lý tưởng, thiếu niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, biểu hiện bi quan, mất niềm tin khi gặp phải những khó khăn trong cuộc sống. 

Do đó, để giúp sinh viên hình thành văn hóa ứng xử chuẩn mực trên không gian mạng, cần phải sử dụng linh hoạt các hình thức, biện pháp giáo dục, rèn luyện gắn với quản lý sinh viên. Trước hết, phải coi trọng các biện pháp giáo dục thông qua quá trình sư phạm, hoạt động tuyên truyền, giáo dục của các tổ chức trong các học viện, nhà trường; tận dụng tối đa các phương tiện hiện đại để tăng tính hiệu quả của các hình thức, biện pháp giáo dục, rèn luyện, quản lý sinh viên; kiên quyết đấu tranh với những biểu hiện rập khuôn, máy móc và buông lỏng công tác giáo dục văn hóa ứng xử cũng như công tác quản lý sinh viên… Từ đó, tạo sự chuyển biến trong nhận thức và hành động của sinh viên trong văn hóa ứng xử trên không gian mạng một cách đúng đắn và chuẩn mực hơn.

Giải pháp nâng cao văn hóa ứng xử trên không gian mạng cho sinh viên trong giai đoạn hiện nay

Một là, tiếp tục hoàn thiện quy chế, quy định quản lý, sử dụng không gian mạng chặt chẽ.

Quy chế quản lý và sử dụng không gian mạng là một trong những biện pháp mạnh, có tính răn đe, phòng ngừa những hành vi vi phạm pháp luật về an ninh mạng. Điều 9 Luật An ninh mạng năm 2018 quy định: “Người nào có hành vi vi phạm quy định của Luật này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì sẽ bồi thường theo quy định của pháp luật”(1). Nghị định số 15/2020/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử, các mức độ vi phạm sẽ bị xử phạt đối với những hành vi như: “Cung cấp, chia sẻ những thông tin giả mạo, sai sự thật, xuyên tạc, bịa đặt, gây hoang mang dư luận”(2). Ngày 17/6/2021, Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Bộ Quy tắc ứng xử trên mạng xã hội với mục đích: “Tạo điều kiện phát triển lành mạnh mạng xã hội Việt Nam… xây dựng chuẩn mực đạo đức về hành vi, ứng xử trên mạng xã hội, giáo dục ý thức, thói quen tích cực trong các hành vi ứng xử của người dùng trên mạng xã hội, góp phần xây dựng môi trường mạng an toàn, lành mạnh tại Việt Nam”(3). 

Để xây dựng nội dung về quy chế quản lý và sử dụng không gian mạng, trên cơ sở những văn bản pháp luật, các nghị định, hướng dẫn các nhà trường cần xác định nội dung cụ thể đối với việc sử dụng không gian mạng và đưa vào quy chế quản lý. Khi xây dựng nội dung, các nhà trường cần căn cứ các quy định của pháp luật hiện hành, đồng thời đưa ra những nội dung cụ thể trong quản lý như về hành vi, thái độ, bình luận vi phạm quy định và có những hình thức kỷ luật phù hợp với từng vi phạm cụ thể. Nội dung trong quy chế quản lý cần phải xác định rõ những hành vi, thái độ, bình luận được phép, khuyến khích trên không gian mạng như những thông tin có nguồn gốc chính thống, đáng tin cậy; những hành vi ứng xử phù hợp với giá trị đạo đức, văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam; những bình luận cần sử dụng ngôn từ phù hợp, không gây chia rẽ, mất đoàn kết và ảnh hưởng đến danh dự, nhân phẩm cá nhân hay tổ chức…

Cần đưa vào quy chế những hành vi không được phép như: sử dụng ngôn ngữ phản cảm, tung tin giả, xuyên tạc, kích động, gây hoang mang dư luận xã hội… để có những hình thức kỷ luật tương xứng. Những biện pháp xử lý đủ mạnh sẽ mang tính chất răn đe, kịp thời ngăn chặn những hành vi, thái độ và bình luận trên không gian mạng không chuẩn mực ảnh hưởng đến uy tín, danh dự của cá nhân, tổ chức. Các nhà trường cần có cơ chế kiểm tra, giám sát phù hợp để kịp thời ngăn ngừa những hành vi tiêu cực trên không gian mạng của sinh viên.

Hai là, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền, giáo dục tư tưởng, chính trị cho sinh viên. 

Mọi hoạt động thông tin tuyên truyền, giáo dục phải hướng đến mục tiêu không ngừng bồi dưỡng, nâng cao bản lĩnh chính trị, lập trường cách mạng, tinh thần cảnh giác để cán bộ, giảng viên, sinh viên luôn trung thành tuyệt đối với Đảng, Tổ quốc và Nhân dân, không dao động trong mọi tình huống; luôn có thái độ, hành vi đúng đắn khi tham gia vào môi trường không gian mạng. Công tác giáo dục, tuyên truyền phải làm rõ âm mưu của các thế lực thù địch trong sử dụng mạng truyền thông để tác động tâm lý sinh viên; làm rõ các thủ đoạn đã, đang và sẽ được các thế lực thù địch sử dụng để lôi kéo, kích động sinh viên; khuyến cáo sinh viên cảnh giác trước thông tin trên các trang mạng xã hội.

Cần thường xuyên đưa những thông tin chính xác, kịp thời vạch rõ âm mưu, thủ đoạn, cách thức của các thế lực thù địch chống phá trên mạng internet, khắc phục tình trạng nhiễu thông tin dẫn đến hoang mang, nảy sinh tư tưởng tiêu cực. Đối với sinh viên, mọi công tác liên quan đến học tập, rèn luyện cần được công khai, minh bạch; tạo mọi điều kiện để sinh viên hoàn thành chương trình học tập, rèn luyện. Cấp ủy, tổ chức đảng các cấp, người đứng đầu các nhà trường, các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể có vai trò quyết định đến kết quả xây dựng môi trường văn hóa, là chủ thể hướng dẫn, uốn nắn các hành vi ứng xử có văn hóa, đạo đức trong sinh viên, tổ chức duy trì, quản lý hoạt động giáo dục, đào tạo theo chức trách, nhiệm vụ, tạo bầu không khí dân chủ trong các nhà trường.

Ba là, phát huy vai trò tự giác của sinh viên trong tự học, tự rèn nâng cao nhận thức về không gian mạng.

Đây là giải pháp có ý nghĩa quan trọng, tác động tích cực đến chất lượng, hiệu quả xây dựng văn hóa của sinh viên trên không gian mạng. Thực chất, đó là quá trình sinh viên chủ động học tập, bổ sung kiến thức, tiếp nhận thông tin từ không gian mạng một cách khoa học, khai thác những ưu điểm của không gian mạng phục vụ cho học tập, phân biệt được những thông tin xấu, độc từ không gian mạng. Từ nhận thức đúng đắn, sinh viên sẽ nỗ lực và tự giác trong việc lựa chọn nội dung truy cập không gian mạng phù hợp, phân bổ thời gian hợp lý, từ đó sẽ tránh được là những tác động tiêu cực của không gian mạng./.

————————-

Ghi chú:

(1) Luật An ninh mạng năm 2018.

(2) Chính phủ, Nghị định số 15/2020/NĐ-CP ngày 03/02/2020 quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử.

(3) Bộ Thông tin và Truyền thông, Quyết định số 874/QĐ/BTTTT ngày 17/6/2021 về việc ban hành Bộ Quy tắc ứng xử trên mạng xã hội.

 

Hoàng Mạnh Cường – Học viện Chính trị, Bộ Quốc phòng

tcnn.vn

zurück zur vorherigen Seite

Gửi email Seite drucken

Văn hóa

Lösungen zur Entwicklung von Kultur und Verhalten in sozialen Netzwerken in Vietnam

Vietnam ist derzeit eines der Länder mit der weltweit aktivsten Bevölkerung, die soziale Netzwerke nutzt, mit etwa 76,95 Millionen Nutzern, was 78,1 % der Bevölkerung entspricht. Es ist ersichtlich, dass soziale Netzwerke nicht mehr nur ein Mittel zur Übermittlung von Informationen sind, sondern auch ein wirksames Instrument zur Verbreitung kultureller Produkte, die Bewahrung traditioneller, kreativer und populärer kultureller Werte.

Samstag, 17. Dezember 2022 – 19:35 Uhr

0:00 / 0:00

0:00

Norden und Süden

  • Norden und Süden

  • Nördliches Weibchen

  • Südliche Frau

  • Südlicher Süden

(Ảnh: TTXVN)
(Foto mit freundlicher Genehmigung: VNA)

Die Vorteile und positiven Effekte, die soziale Netzwerke mit sich bringen, sind unbestreitbar. Allerdings gibt es neben guten Werten auch viele negative Seiten und Probleme von sozialen Netzwerken. Besonders alarmierend sind der moralische Verfall, die Standardabweichungen in der Online-Verhaltenskultur und sogar die Nutzung sozialer Netzwerke zur Begehung illegaler Handlungen. In letzter Zeit “erwachen” soziale Netzwerke ständig mit Fällen von “Ausbeutung”, “Denunzierung”, dem Phänomen, dass soziale Netzwerke als Kanal zur Lösung von Konflikten, Beleidigungen und gegenseitigen Angriffen genutzt werden, was in der öffentlichen Meinung Empörung auslöst.

Einige Fälle können erwähnt werden, wie zum Beispiel: Geschäftsfrau „entlarvt“ ständig berühmte Künstler per Livestream, gibt unbestätigte Informationen weiter, beleidigt den Ruf und die Ehre vieler Organisationen und Einzelpersonen; eine Gruppe vietnamesischer Fanatiker “attackierte” das Facebook des Schiedsrichters des WM-Qualifikationsspiels zwischen der vietnamesischen Nationalmannschaft und der Mannschaft der Vereinigten Arabischen Emirate mit vulgären Worten und fehlender Literatur. Zuletzt überschwemmte ein Teil der vietnamesischen Fans die Fanpage des Miss Grand International-Wettbewerbs, um anzugreifen, als die Vertreterin unseres Landes nicht in die Top 10 kam…

Laut dem von Microsoft im Jahr 2021 veröffentlichten Cyber ​​​​Civilization Index (DCI)-Bericht gehört Vietnam zur Gruppe der Länder mit einem niedrigen Zivilisationsgrad im Cyberspace.

Auch laut dieser Umfrage gehören zu den Themen, in denen sich Vietnamesen häufig unangemessen verhalten, folgende Themen: emotionale Beziehungen, Geschlecht, Aussehen, Rasse und Politik. Unangemessenes Verhalten online mit anderen kann auch als eine Form von Cybermobbing angesehen werden. Mobbing oder Cybermobbing ist der Akt der Schädigung und Belästigung anderer mithilfe von Informationstechnologie (Internet, soziale Netzwerke usw.), der sich in vielen verschiedenen Formen äußert, wie z. B. das Verbreiten von Informationen, unwahren, falschen Gerüchten oder das Posten von verleumderischen oder beleidigenden Kommentaren Andere…

Các nạn nhân của việc bắt nạt trực tuyến thường phải gánh chịu những hậu quả tiêu cực về mặt tâm lý như rối loạn lo âu, trầm cảm, tự làm đau bản thân (self-harm) và thậm chí tự tử. Hiện tượng này đang có xu hướng tăng, đặc biệt đối với lứa tuổi vị thành niên, thanh niên.

Bên cạnh việc sử dụng mạng xã hội để tấn công, xúc phạm người khác, những nội dung nhảm nhí, độc hại, hình ảnh phản cảm cũng ngày càng phổ biến trên các trang mạng xã hội. Thực tế cho thấy, những “trào lưu” xấu trên mạng xã hội dễ dàng thu hút sự chú ý của người dùng hơn so với những nội dung “sạch”, có giá trị. Có thể kể đến một số nội dung vô bổ trên mạng xã hội từng trở thành xu hướng như: xin vía học giỏi từ búp bê ma; chê người miền Trung keo kiệt; trào lưu “khoe tâm hồn” (trào lưu kéo áo khoe cơ thể, lắc hông phản cảm); kéo tấm chắn che cửa sổ trên máy bay để ghi hình khi đi máy bay,…

Với mô típ là ăn mặc hở hang, sử dụng từ ngữ ‘độc, lạ”, cứ xử thiếu văn minh, hàng loạt các “thần tượng mạng” được ra đời như Huấn Hoa Hồng, Khá Bảnh, Khánh Sky, Anna Bắc Giang,… Những “thần tượng mạng” nổi lên từ các trào lưu phản cảm, nhảm nhí dần trở thành hình mẫu cho giới trẻ noi theo, có thể dẫn tới những hệ lụy đáng báo động.

Từ thực trạng trên cho thấy, văn hóa ứng xử trên mạng xã hội đã và đang bị chính người sử dụng coi nhẹ. Chính vì vậy, việc phát triển văn hoá, hành vi ứng xử trên mạng xã hội đang trở nên cấp thiết và đòi hỏi sự tham gia từ cả phía các cơ quan quản lý lẫn người dân.

Văn hóa ứng xử trên mạng xã hội đã và đang bị chính người sử dụng coi nhẹ.

Để tìm ra giải pháp nhằm phát triển văn hoá, hành vi ứng xử trên mạng xã hội, trước hết cần xác định được những nguyên nhân dẫn tới sự lệch lạc trong văn hóa ứng xử trên mạng xã hội.

Thứ nhất, về nhận thức và hiểu biết: Một trong những nguyên nhân chủ yếu chính là do sự đắm chìm trong thế giới ảo của một bộ phận người sử dụng mạng xã hội, đặc biệt là những người trẻ, khiến họ sẵn sàng bỏ qua các quy tắc đạo đức, chuẩn mực văn hóa trong cuộc sống thực để được nổi tiếng hay nhận được sự chú ý, điều nay thể hiện qua số lượt xem (view), chia sẻ (share), tương tác, bày tỏ thái độ (like, love), bình luận (comment) trên mạng xã hội.

Đồng thời, việc chưa nhận thức được hết các hậu quả khôn lường của việc tương tác với nội dung xấu, thiếu trách nhiệm trong sử dụng mạng xã hội cũng là yếu tố ảnh hưởng tới hành vi ứng xử trên mạng xã hội. Dưới góc nhìn của nhiều người sử dụng, mạng xã hội là môi trường “ảo”, là “vô danh” nên không phải chịu trách nhiệm với các hành động của mình, có thể tự do phát ngôn, chia sẻ thông tin, không nghĩ đến hậu quả tiêu cực cho xã hội, cho cá nhân, tổ chức bị ảnh hưởng.

Giải pháp phát triển văn hóa ứng xử trên mạng xã hội tại Việt Nam Ảnh 1

(Ảnh minh họa)

Thứ hai, về phát hiện và xử lý: Do sự đa dạng, tính đặc thù về ngôn ngữ nên việc sử dụng công cụ kỹ thuật để nhận diện và phát hiện các nội dung vi phạm chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra. Ngôn ngữ sử dụng trên mạng xã hội hiện nay được dùng theo cách riêng với sự kết hợp “lạ hóa” và khó hiểu, có thể kết hợp với ngôn ngữ khác (phổ biến là tiếng Anh) hoặc dùng tiếng lóng, thêm, bớt, thay thế chữ cái, viết chữ hoa,…

Bên cạnh đó, các quy định pháp luật về các hành vi “vi phạm thuần phong mỹ tục”, “hình ảnh hở hang, phản cảm”… còn chung chung, mang định tính nên các cơ quan chức năng gặp nhiều khó khăn trong việc yêu cầu các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ mạng xã hội xuyên biên giới ngăn chặn, gỡ bỏ.

Thời gian qua, các đơn vị chức năng của Bộ Thông tin và Truyền thông đã triển khai nhiều biện pháp nhằm tăng cường quản lý nội dung thông tin trên mạng, ngăn chặn xử lý những nội dung vi phạm pháp luật trên mạng xã hội, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật cũng dần được hoàn thiện.

Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy, việc ban hành các văn bản pháp lý, các quy định về quản lý nhà nước, cho dù có nghiêm ngặt đến đâu, cũng không thể loại trừ hoàn toàn những nội dung không lành mạnh trên mạng xã hội. Vì thế, bên cạnh những quy định của pháp luật, cần phải có một khuôn khổ thể chế “mềm”, để bổ sung cho các khung pháp lý chính thức của nhà nước.

Đó có thể là những chuẩn mực về đạo đức, về ứng xử, để khuyến khích, thúc đẩy những giá trị tốt đẹp của con người nói chung và trong cộng đồng mạng nói riêng, hay hướng dẫn để mọi cá nhân, tổ chức tham gia mạng xã hội ứng xử một cách văn minh.

Có thể đưa ra một số đề xuất, giải pháp để phát triển văn hoá, hành vi ứng xử như sau:

1. Giải pháp nâng cao ý thức cho người dùng mạng xã hội

Để phát triển môi trường văn hóa lành mạnh trên mạng xã hội, cùng với quá trình “chống”, chúng ta phải tích cực “xây”. Cần định hướng, khuyến khích những người hoạt động trong lĩnh vực văn hóa – nghệ thuật trên mạng, những người có tầm ảnh hưởng lớn đối với giới trẻ hiện nay sản xuất, sáng tạo lan tỏa những nội dung có giá trị, phù hợp với văn hóa Việt, góp phần “lấy cái đẹp dẹp cái xấu”, biến những nội dung sạch thành dòng chủ lưu trên không gian mạng.

Cần tập trung vào phổ biến kỹ năng số để mọi người dân tự nâng cao nhận thức và đưa ra một số chuẩn mực, giá trị cốt lõi khi tham gia mạng xã hội.

Đối với những hành xử vô văn hóa, những biểu hiện “lệch chuẩn”, rất cần có sự phản biện tích cực của dư luận xã hội, đề cao vai trò của người đứng đầu, quản trị viên các diễn đàn, website, fanclub… Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh trang bị kiến thức, kỹ năng công nghệ thông tin, giáo dục cách thức tự bảo vệ trên không gian mạng cho giới trẻ, nhất là trẻ em. Đây là giải pháp có ý nghĩa then chốt và lâu dài nhằm nâng cao dân trí một cách toàn diện về hành vi ứng xử trên mạng xã hội và mỗi người dân phải xây bộ lọc của cá nhân mình.

Ngoài ra, cần tập trung vào phổ biến kỹ năng số để mọi người dân tự nâng cao nhận thức và đưa ra một số chuẩn mực, giá trị cốt lõi khi tham gia mạng xã hội, không đăng tải những nội dung vi phạm pháp luật, các thông tin nhằm mục đích xúc phạm danh dự, nhân phẩm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân khác; sử dụng ngôn ngữ phản cảm, vi phạm thuần phong mỹ tục; tung tin giả, tin sai sự thật; quảng cáo, kinh doanh dịch vụ trái phép và các hành vi vi phạm khác gây ảnh hưởng xấu đến trật tự an toàn xã hội.

Giải pháp phát triển văn hóa ứng xử trên mạng xã hội tại Việt Nam Ảnh 2

Người sử dụng mạng xã hội cần được trang bị một nhận thức đúng, một phông kiến thức căn bản tốt. (Ảnh minh họa)

Giáo dục kỹ năng số cần hướng đến mọi đối tượng trong xã hội. Đặc biệt chú trọng vào nhóm đối tượng công chúng trẻ tuổi, lứa tuổi vị thành niên.

Giáo dục ý thức cho người dùng mạng xã hội có thể kết hợp với các giải pháp tuyên truyền để mọi người dân hiểu được mạng xã hội không phải là vùng “vô luật” mà người dùng có thể tự do đăng tải các hành vi vi phạm pháp luật và mạng xã hội bây giờ không phải là ảo mà là thật, mọi hành vi vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.

2. Giải pháp về hoàn thiện chính sách

Tăng cường các chế tài xử lý các hành vi vi phạm pháp luật nghiêm khắc hơn, có tính răn đe cao hơn đối với những hành vi vi phạm pháp luật trên mạng xã hội có chủ đích, có tác động lớn đến xã hội, làm xói mòn giá trị đạo đức, văn hóa, truyền thống của dân tộc Việt Nam

Tiếp tục đẩy mạnh việc hoàn chỉnh hệ thống văn bản quy phạm pháp luật quản lý nội dung thông tin trên mạng xã hội, phòng chống và xử lý hành vi lợi dụng mạng xã hội để vi phạm pháp luật. Rà soát và sửa đổi, bổ sung nhằm nâng cao tính hiệu lực, hiệu quả các văn bản hiện có về quản lý mạng xã hội, phù hợp với yêu cầu thực tiễn, xu hướng hành vi của người dùng trên mạng xã hội và theo sự phát triển của công nghệ, đặc biệt là các mạng xã hội có số lượng người sử dụng ngày càng tăng, tính chất thông tin ngày càng đa dạng, phức tạp.

Tăng cường các chế tài xử lý các hành vi vi phạm pháp luật nghiêm khắc hơn, có tính răn đe cao hơn đối với những hành vi vi phạm pháp luật trên mạng xã hội có chủ đích, có tác động lớn đến xã hội, làm xói mòn giá trị đạo đức, văn hóa, truyền thống của dân tộc Việt Nam hoặc gây hậu quả nghiêm trọng như dẫn đến tự tử…hoặc đe doạ an ninh quốc gia.

Nghiên cứu bổ sung quy định yêu cầu các nền tảng mạng xã hội phải có giải pháp định danh tài khoản người dùng tại Việt Nam và các quy định liên quan đến trách nhiệm pháp lý đối với nội dung người dùng đăng tải trên nền tảng mạng xã hội.

3. Giải pháp nâng cao nguồn nhân lực quản lý nội dung trên mạng xã hội

Tăng cường năng lực cho các lực lượng tham gia quản lý nội dung trên mạng xã hội, phòng, chống vi phạm pháp luật trên mạng xã hội từ Trung ương xuống địa phương đủ về số lượng và bảo đảm chất lượng, trình độ chuyên môn nghiệp vụ; lựa chọn người có chuyên môn, kỹ thuật cao để theo dõi hoạt động phòng, chống các hành vi vi phạm pháp luật trên mạng.

Chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ tham gia quản lý nội dung trên mạng xã hội, phòng, chống vi phạm pháp luật trên mạng xã hội chuyên nghiệp, hiệu quả, tăng tính chủ động trong thực thi nhiệm vụ, nắm chắc tình hình để phát hiện và xử lý kịp thời đúng quy định pháp luật.

Giải pháp phát triển văn hóa ứng xử trên mạng xã hội tại Việt Nam Ảnh 3

Sinh viên Trường đại học mở TP Hồ Chí Minh trao đổi, thảo luận về ứng xử trên mạng xã hội. (Ảnh: QUANG QUÝ)

4. Giải pháp kỹ thuật

Nâng cấp hệ thống kiểm duyệt và triển khai phần mềm chặn lọc, phát hiện, thu thập, xử lý hành vi vi phạm phạm trên môi trường mạng để có thể rà quét được các hình ảnh, video; triển khai hệ thống cảnh báo, chặn lọc các truy cập thông tin sai phạm từ người dùng.

Tuy nhiên, trong điều kiện ở Việt Nam hiện nay và thậm chí vài năm tới, công cụ kỹ thuật khó có thể phát hiện các hành vi ứng xử vi phạm pháp luật. Cần có cơ quan/tổ chức phát hiện và xác minh hành vi vi phạm, sau đó công cụ kỹ thuật sẽ rà quét phát hiện và đưa ra các giải pháp cảnh báo và ngăn chặn kịp thời.

5. Giải pháp với doanh nghiệp cung cấp mạng xã hội

Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ mạng xã hội cần có biện pháp định danh tài khoản người dùng tại Việt Nam (đặc biệt tập trung trước với các tài khoản, fanpage có đông lượng người theo dõi). Chỉ cho phép các tài khoản định danh mới được livestream.

Triển khai cấp nhanh xác thực (bluetick) cho các fanpage chính thức của một số cơ quan, tổ chức Đảng và Nhà nước. Chỉ được cho phép thành lập fanpage chính thức của một số cơ quan, tổ chức Đảng và Nhà nước khi có sự đồng ý của Bộ Thông tin và Truyền thông hoặc sự xác nhận của chính cơ quan, tổ chức đó.

Yêu cầu có giải pháp tiền kiểm các quảng cáo, gỡ ngay quảng cáo chính trị, cung cấp thông tin về tổ chức/đơn vị mua quảng cáo.

Ngày 24/11/2017, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết số 55/2017/QH14 về hoạt động chất vấn tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIV. Trong đó, đối với lĩnh vực Thông tin Truyền thông, Quốc hội yêu cầu “Tiếp tục hoàn thiện các quy định về quản lý hoạt động thông tin trên mạng, đặc biệt là các dịch vụ cung cấp xuyên biên giới, bảo đảm môi trường pháp lý bình đẳng, minh bạch, phù hợp với thực tiễn phát triển của xã hội; xây dựng và triển khai bộ quy tắc ứng xử trên mạng xã hội cho các nhà cung cấp dịch vụ và người sử dụng mạng xã hội tại Việt Nam, hướng tới xây dựng môi trường mạng lành mạnh, an toàn tại Việt Nam”.

Thực hiện Nghị quyết của Quốc hội, trước yêu cầu về hạn chế đến mức thấp nhất tác động tiêu cực của mạng xã hội, nâng cao văn hoá, chuẩn mực đạo đức của người dùng mạng xã hội tại Việt Nam và nhằm tạo ra môi trường Internet an toàn, lành mạnh, cũng như kiến tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển, các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức xã hội, ngoài việc thực hiện các giải pháp đã nêu, cần có sự chung tay không chỉ của Chính phủ, các cấp, ngành mà của toàn cộng đồng.

CỤC PHÁT THANH TRUYỀN HÌNH VÀ THÔNG TIN ĐIỆN TỬ – BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

Tin liên quan

Chính sách bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số: Thực trạng và giải pháp
Công nghiệp điện ảnh và công nghiệp âm nhạc ở TP Hồ Chí Minh – Tiềm năng, định hướng phát triển
Chính sách và nguồn lực cho phát triển công nghiệp văn hóa, xây dựng thương hiệu “Thành phố sáng tạo”
Thể chế, chính sách và nguồn lực cho phát triển văn hóa

Nguồn lực phát triển Hội thảo Văn hóa 2022 Giữ gìn và phát huy giá trị truyền thống Phát triển văn hoá trong thời kỳ mới

Tin đọc nhiều

Hội thảo khoa học cấp quốc gia 80 năm Đề cương về văn hóa Việt Nam: Khởi nguồn và động lực phát triển
Thêm 12 di tích được xếp hạng cấp quốc gia
Triển lãm ảnh kỷ niệm 80 năm ra đời Đề cương về văn hóa Việt Nam
Dám sống một cuộc đời rực rỡ
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Nền văn hóa luôn là sức mạnh trường tồn của dân tộc

Thời tiết Tỷ giá

Hà Nội TP Hồ Chí Minh Đà Nẵng An Giang Bắc Giang Bắc Kạn Bạc Liêu Bắc Ninh Bến Tre Bình Định Bình Dương Bình Phước Bình Thuận Cà Mau Cần Thơ Cao Bằng Đắk Lắk Đắk Nông Điện Biên Đồng Nai Đồng Tháp Gia Lai Hà Giang Hà Nam Hà Tĩnh Hải Dương Hải Phòng Hậu Giang Hòa Bình Hưng Yên Khánh Hòa Kiên Giang Kon Tum Lai Châu Lâm Đồng Lạng Sơn Lào Cai Long An Nam Định Nghệ An Ninh Bình Ninh Thuận Phú Thọ Phú Yên Quảng Bình Quảng Nam Quảng Ngãi Quảng Ninh Quảng Trị Sóc Trăng Sơn La Tây Ninh Thái Bình Thái Nguyên Thanh Hóa Thừa Thiên Huế Tiền Giang Trà Vinh Tuyên Quang Vĩnh Long Vĩnh Phúc Vũng Tàu Yên Bái

20

19°C

16°C – 26°C

Sương mù

  • T6

    30

    17°-26°

  • T7

    30

    16°-26°

  • CN

    34

    17°-27°

  • T2

    30

    18°-27°

Bestellcode _ _

AUD 15.492,44 16.159,52

CAD 16.948,97 17.678,77

CHF 24.560,18 25.617,71

CNY 3.355,23 3.500,22

DKK 0 3.438,19

EUR 24.447,74 25.827,03

GBP 27.800,77 28.997,83

HKD 2.948,77 3.075,74

0 298,19 INR

Yên 169,32 179,32

KRW 15,51 18,91

KWD 0 80.268,69

MYR 0 5.347,33

NOK 0 2.334,53

RUB 0 333,55

SAR 0 6.566,95

SEK 0 2.316,25

SGD 17.152,45 17.891,01

THB 594,15 685,81

23.550 USD 23.920

Vietcombank

Phân bón Cà Mau

Google dịch

Google Google Übersetzer


Video Thực trạng văn hóa ứng xử trên mạng xã hội [mới nhất 2023]

Related Posts